Kỷ niệm 128 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018)

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội. 

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày. 

Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời, Nguyễn Sinh Cung lại theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành lại theo cha vào Huế, thoạt đầu học trường Pháp - Việt, sau học trường Quốc học Huế. Khoảng cuối năm 1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8/1910 vào Phan Thiết, làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 2/1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn. Ngày 5/6/1911 với tên gọi mới là Văn Ba, lên tàu Amiran Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng đi Mácxây (Pháp).


Tại Đại hội toàn quốc Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tua (nước Pháp) tháng 12 năm 1920, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Người thanh niên Nguyễn Tất Thành với hành trang là chủ nghĩa yêu nước – nhân văn Việt Nam và khát vọng giành độc lập cho Tổ quốc. Trải qua hơn 30 năm bôn ba khắp năm châu để tìm đường cứu nước, người vừa lao động vừa học tập, nghiên cứu lý luận và nhất là qua thực tiễn đấu tranh cách mạng phong phú ở nhiều nước.

Người đã thấy vấn đề giải phóng dân tộc và con người là nhu cầu cấp thiết không chỉ của Việt Nam mà của tất cả các dân tộc thuộc địa và nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới. Tiếp thu thế giới quan, phương pháp luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, bằng trí tuệ thiên tài, nhận thức đúng xu thế phát triển tất yếu của loài người và tính chất của thời đại mới mở ra từ Cách mạng Tháng Mười Nga, Người đã đi tới khẳng định : "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản".

Giữa lúc phong trào cách mạng Việt Nam bế tắc về đường lối và tổ chức lãnh đạo, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cách mạng vô sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã gắn kết thành một khối, phát huy cao độ sức mạnh toàn dân tộc, làm nên thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, lật đổ chế độ thực dân, phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. Trong bản Tuyên ngôn độc lập đọc ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng tuyên bố trước đồng bào quốc dân và toàn thế giới: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và thật sự đã trở thành một nước tự do độc lập”.



Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình - Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Ngay sau khi giành độc lập, chính quyền cách mạng non trẻ của ta đứng trước tình thế vô cùng khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng đã sáng suốt đề ra đường lối đúng đắn, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua thác ghềnh, bảo vệ Đảng và giữ vững chính quyền cách mạng. Tiếp đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng toàn Đảng xây dựng đường lối “vừa kháng chiến vừa kiến quốc”, lãnh đạo nhân dân phát huy cao độ lòng yêu nước, khí phách anh hùng, đánh thắng chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, hoàn thành sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội.



Bác trong phòng làm việc ở Phủ Chủ tịch năm 1946.


Quân đội Pháp mở rộng đánh chiếm miền Nam, kéo ra chiếm đóng miền Bắc, âm mưu tiến tới xóa bỏ Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trước tình hình ấy, tháng 12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.


Sau đó, B
​ác​
 trở lại Việt 
Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong 9 năm trường kỳ kháng chiến, Bác Hồ cùng với Trung ương Đảng lãnh đạo quân và dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh làm việc trong một căn cứ ở chiến khu Việt Bắc.

Bác Hồ nói với đại biểu các đơn vị tham dự hội nghị tổng kết Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950.
Tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh đang bàn với các sĩ quan của Quân Đội Nhân d
​​
ân trong cuộc chiến chống Pháp, năm 1950.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp nhuần nhuyễn với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Ngay từ khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, ánh sáng chân lý của thời đại, tấm lòng của Người luôn hướng về nhân dân các dân tộc bị áp bức, chiến đấu không mệt mỏi vì hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc. Người đã hết lòng, hết sức xây dựng sự đoàn kết nhất trí giữa các Đảng Cộng sản anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng, không ngừng vun đắp quan hệ gắn bó, hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương, các nước láng giềng, cống hiến xuất sắc cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cộng sản và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là một chiến sĩ quốc tế lỗi lạc, kiên cường, trong sáng, suốt đời chiến đấu cho hòa bình, độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến bộ xã hội.
Tại căn cứ Việt Bắc, B
​ác​
 và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.

Mặc dù lo cho việc nước, nhưng Bác cũng không quên chăm lo, quan tâm tới cuộc sống người dân.

Bác luôn khẳng định mục đích của tự do độc lập là 4 nhiệm vụ: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”. Chính vì lẽ đó mà Bác luôn động viên mạnh mẽ phong trào "Bình dân học vụ".

Bức ảnh Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ phường Lương Yên (Hà Nội) năm 1956.

Năm 1956, B
​ác ​
căn dặn các cán bộ phụ nữ toàn miền 
Bắc “đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hòa bình thế giới”.

Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, B
​ác​
 tới thăm và căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.

Đại biểu phụ nữ các dân tộc Tây Bắc vô cùng vui sướng khi được gặp Bác Hồ năm 1959.

B
​ác​
 đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966

​V
​à lời dạy của Bác đối với thanh niên
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", Bác Hồ đến thăm bộ đội ở
​ đền​
 Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954
​.

Do mắc bệnh nặng và không qua khỏi nên Bác đã ra đi vào ngày 0
​​
2/9/1969, bỏ lại bao tiếc thương của người dân Việt Nam. Dù 
Bác đã mãi đi xa nhưng những hình ảnh giản dị và công lao to lớn của "Người cha già
​ dân tộc​
" sẽ còn sống mãi trong tim của mỗi người dân Việt Nam
​.

Nguồn: Phòng CTSV tổng hợp

Tại căn cứ Việt Bắc, B
​ác​
 và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.


Mặc dù lo cho việc nước, nhưng Bác cũng không quên chăm lo, quan tâm tới cuộc sống người dân.


Bác luôn khẳng định mục đích của tự do độc lập là 4 nhiệm vụ: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”. Chính vì lẽ đó mà Bác luôn động viên mạnh mẽ phong trào "Bình dân học vụ".


Bức ảnh Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ phường Lương Yên (Hà Nội) năm 1956.


Năm 1956, B
​ác ​
căn dặn các cán bộ phụ nữ toàn miền 
Bắc “đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hòa bình thế giới”.


Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, B
​ác​
 tới thăm và căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.


Đại biểu phụ nữ các dân tộc Tây Bắc vô cùng vui sướng khi được gặp Bác Hồ năm 1959.


B
​ác​
 đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966



​V
​à lời dạy của Bác đối với thanh niên
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", Bác Hồ đến thăm bộ đội ở
​ đền​
 Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954
​.


Do mắc bệnh nặng và không qua khỏi nên Bác đã ra đi vào ngày 0
​​
2/9/1969, bỏ lại bao tiếc thương của người dân Việt Nam. Dù 
Bác đã mãi đi xa nhưng những hình ảnh giản dị và công lao to lớn của "Người cha già
​ dân tộc​
" sẽ còn sống mãi trong tim của mỗi người dân Việt Nam
​.

Tại căn cứ Việt Bắc, B
​ác​
 và các đồng chí lãnh đạo Đảng đã quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ vào năm 1953.


Mặc dù lo cho việc nước, nhưng Bác cũng không quên chăm lo, quan tâm tới cuộc sống người dân.


Bác luôn khẳng định mục đích của tự do độc lập là 4 nhiệm vụ: “Làm cho dân có ăn, làm cho dân có mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Cái mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó. Đi đến để dân nước ta xứng đáng với tự do, độc lập và giúp sức được cho tự do độc lập”. Chính vì lẽ đó mà Bác luôn động viên mạnh mẽ phong trào "Bình dân học vụ".


Bức ảnh Bác Hồ đến thăm lớp Bình dân học vụ phường Lương Yên (Hà Nội) năm 1956.


Năm 1956, B
​ác ​
căn dặn các cán bộ phụ nữ toàn miền 
Bắc “đoàn kết chặt chẽ, ra sức tham gia xây dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh thống nhất nước nhà và giữ gìn hòa bình thế giới”.


Tại lớp học chính trị của giáo viên cấp II, III toàn miền Bắc ngày 13/9/1958, B
​ác​
 tới thăm và căn dặn: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người”.


Đại biểu phụ nữ các dân tộc Tây Bắc vô cùng vui sướng khi được gặp Bác Hồ năm 1959.


B
​ác​
 đến thăm các chiến sĩ của lực lượng phòng không bảo vệ Hà Nội năm 1966



​V
​à lời dạy của Bác đối với thanh niên
"Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước", Bác Hồ đến thăm bộ đội ở
​ đền​
 Hùng trước khi về tiếp quản thủ đô, 1954
​.


Do mắc bệnh nặng và không qua khỏi nên Bác đã ra đi vào ngày 0
​​
2/9/1969, bỏ lại bao tiếc thương của người dân Việt Nam. Dù 
Bác đã mãi đi xa nhưng những hình ảnh giản dị và công lao to lớn của "Người cha già
​ dân tộc​
" sẽ còn sống mãi trong tim của mỗi người dân Việt Nam
​.